Trường THCS Thuận Giao
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÀI 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II - ĐIỆN TỪ HỌC

Go down

BÀI 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II - ĐIỆN TỪ HỌC Empty BÀI 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II - ĐIỆN TỪ HỌC

Bài gửi by Hoàng Đạo Mon Feb 01, 2021 10:08 pm


BÀI 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II - ĐIỆN TỪ HỌC
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Nam châm vĩnh cửu có hai từ cực: Cực Bắc (N) và cực Nam (S). Khi hai nam châm đặt gần nhau, các từ cực cùng tên sẽ đẩy nhau, các từ cực khác tên sẽ hút nhau. Nam châm thử khi đặt tự do sẽ luôn chỉ hướng Bắc-Nam theo từ cực của Trái Đất.
2. Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện luôn tồn tại một từ trường. Từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
3. Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường sức từ trong từ trường. Các đường sức từ luôn có chiều nhất định.
4. Quy tắc Nắm tay phải dùng để xác định chiều của đường sức từ bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
5. Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ bị nhiễm từ. Sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
6. Dây dẫn có dòng điện chạy qua khi đặt trong từ trường sẽ chịu tác dụng lực của từ trường, Lực này được gọi là lực điện từ. Để xác định chiều của lực điện từ người ta dùng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ.
7. Hiện tượng sinh ra dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó phải biến thiên.
8. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều liên tực thay đổi theo thời gian. Để có dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó phải liên tực tăng lên rồi giảm xuống.
9. Để truyền tải điện năng đi xa người ta phải làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải bằng cách tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây. Công suất hao phí do tỏa nhiệt khi đó sẽ tỉ lệ thuận với điện trở của dây và tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn. (Công thức (3) trang 98 SGK).
10. Máy biến thế (máy biến áp) có thể làm biến đổi giá trị của hiệu điện thế. Công thức làm việc của máy biến thế: U1/U2 = n1/n2 (Công thức trang 101 SGK)
Nếu n1>n2  U1>U2: Máy hạ thế
Nếu n1<n2  U1<U2: Máy tăng thế
B - BÀI TẬP (Tính điểm kiểm tra thường xuyên)
Chỉ tính điểm cho bài làm đầu tiên, HS đọc kỹ yêu cầu trước khi làm và nộp bài!
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ LÀM BÀI!
Hoàng Đạo
Hoàng Đạo
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 91
Join date : 28/03/2020
Age : 37
Đến từ : THCS Thuận Giao

https://thuangiao.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết